Phản Hồn Hương
Khi viết [Hương Luyến Ca], tài liệu chủ yếu là ghi chép về "Phản Hồn Hương" và "Tây Quốc hiến hương" trong [Hải Nội Thập Châu Ký] và [Hán Vũ cố sự ]
Cố sự ghi lại có tới năm sáu bản, cốt truyện cơ bản là giống nhau: Thời Hán Vũ Đế, sứ giả nào đó từ Tây Vực hiến hương liệu, Vũ Đế lại nói "Loại hương thông thường, Trung Quốc không thiếu. Không nhận lễ này, chỉ lưu lại cái khác" --- tóm lại là thiên tử kiêu ngạo cũng không phải chuyện lạ, cũng chẳng có lễ ngộ gì với vị sứ giả này.
Chuyện kế tiếp có hai phiên bản, một là "Sứ giả một mình về nước, lưu lại một chút hương liệu trước cửa cung Trường An, "Hương từ Trường An tỏa ra mười dặm tứ phía, mấy tháng mới dừng", một bản lại là "Sau đó trong Trường An phát sinh đại ôn dịch, Vũ Đế đi thỉnh cầu sứ giả, châm hương liệu trong thành, kết quả là 'Người chết chưa tới ba tháng đều sống lại. Hương thơm tán ra ba tháng không ngừng, vì thế nhận đây là thần vật'. Bản trước thần kỳ còn có chút kiềm chế, còn bản sau ấy à, chính là cách thức lãng mạn tưởng tượng điển hình của người Trung Quốc, nói thành lời thì có khi biến thành bản "Hán triều hóa [Sinh hóa nguy kỵ]" cũng nên --- "Những người chết chưa tới ba tháng đều sống lại"... Nghĩ chuyện này mà xem... Trong [Hương Luyến Ca] có nhắc tới hương liệu, ví dụ như trầm hương, đàn hương, long não hương, hầu hết đều là sản phẩm gia công từ nhựa cây, đều là đặc sản của Tây Vực và Nam Hải, mãi cho đến khi Hán Vũ Đế đế đả thông Tây Vực, bình định Nam Việt, mới biến chúng thành thương phẩm và cống vật tiến cống vào Trung Nguyên.
Sứ giả đưa Phản Hồn Hương vào Trường An trong truyện xưa ấy, quốc tịch có "Nguyệt Chi quốc", "Nhược Thủy Tây quốc", "Đâu Cừ quốc" vân vân, cuối cùng mặc định là từ cổ thành Tát Mã Nhĩ Hãn [biên giới Uzbekistan ngày nay], bản thân tôi cũng thiên vị, kỳ thật coi như đây là một BUG cũng được --- cái tên Tát Mã Nhĩ Hãn này chưa từng xuất hiện ở Hán triều hay Đường triều, Hán triều gọi là Khang Cư, Đường triều gọi là Táp Mạt Kiến --- trong [Đại Đường Tây Vực ký] có ghi lại, là một quốc gia thần kỳ thừa thãi bao võ sĩ tuấn mỹ --- nghe cái tên "Tát Mã Nhĩ Hãn" này thật êm tai, còn có mấy vị mỹ mạo kia, vì thế hãy tha thứ cho tôi vì nhẫm lẫn niên đại đi.
Cố sự thuật sĩ nổi tiếng Lý Thiếu Quân dùng Phản Hồn hương triệu hồn Lý Phu Nhân, xem như là được truyền lưu rộng tới nỗi Hán Vũ Đế cũng nghe danh, mà bỏ đi lớp áo thần thoại, theo góc độ khoa học mà viết ra nguyên liệu chế tác, phải kể tới [Thiên Hương Truyền] thời Bắc Tống, lúc hắn bị biếm ra làm quan ở Nhai Châu [đảo Hải Nam ngày nay], không ngại cực khổ mà nghiên cứu trầm hương địa phương [cách thức phong nhã của Trung Quốc đây mà!], đưa ra kết luận "Lê Mẫu trên núi, quả nhiên tốt nhất thiên hạ" --- quả nhiên là người khởi xướng ra hàng trong nước! Vì để biểu đạt kính ý, tôi dùng ngay thành quả của ông ấy trong [Hương Luyến Ca]
Những tiết mục như "Thưởng Hương Yến" hay "Đấu Hương Hội" rất thường gặp ở giới thượng lưu và Lý thị thời Thịnh Đường, nhưng chưa bao giờ miêu tả trình tự cụ thể, chỉ có "Cầm tới mọi loại danh hương, tỷ thí ưu khuyết, danh viết Đấu Hương" mấy từ hời hợt vô cùng --- thật đáng giận! Quá trình thưởng hương trong [Hương Luyến Ca] là tham khảo mấy đoạn ngăn ngắn trong [Nguyên Thị Vật Ngữ ] và [Chẩm Thảo Tử] mới có, lại nhớ tới mấy phong lưu nhã tập của Nhật Bản thời Heian, cùng với mấy loại hình thi đấu như "Huân vật hợp", "Trà hợp", "Phiến hợp" vân vân, cũng đều do yêu thích "Đường phong" mà bắt chước, hình thức đại khái hẳn là vẫn có thể tham khảo, nhỉ?
So với trình tự phẩm hương rườm rà tới kinh người của Đường triều, tinh dầu hiện tại đúng là hàng vừa tốt vừa rẻ, chế tác lại đơn giản! Nếu ai đó có tâm tình nhàn rỗi, đốt vài giọt huân y thảo hoặc bưởi tây hoặc ngọc lan ở trong lô hương, lại đốt lên ngọn nến nho nhỏ, như thế thì dưới làn hương ấy, liệu chuyện xưa về [Hương Luyến Ca] có xuất hiện một diện mạo khác hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét