Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

[TAHD] - Huyễn tưởng sự điển: Rồng và cá sấu

Rồng và cá sấu

Trước đây khi xem [Liêu Trai chí dị], thích nhất không phải là [Nhiếp Tiểu Thiến], [A Bảo], [Anh Ninh] nổi tiếng, mà là một đoạn phi thường phi thường ngắn, không có nội dung gì cả --- "Thuyền cập bến sông, nhìn thấy Thương Long từ không trung đáp xuống, lấy đuôi quẫy nước sông, cuộn sóng dâng lên, dâng lên theo thân rồng. Nước từ xa nhìn lóng lánh vô cùng, uyển chuyển như lụa ba thước. Tới khi rồng thu đuôi lại, nước cũng ngừng chuyển động. Chốc lát mưa to như trút, con đường hoàn toàn thanh bình."

Rồng thần biến mất trong mấy, buông xuống vây đuôi thật dài, theo dòng Trường Giang mênh mông mà tạo nên cột sóng nước thật lớn, sắc nước giữa bầu trời tối đen như diều gặp gió hòa vào nhau --- điều này hình như ám ảnh tôi, tuy rằng ba tôi chỉ là suy tư trong chốc lát, nói: "Ba cho rằng đây là người xưa nhìn thấy lốc xoáy rồi tưởng tượng quá lên." Rõ ràng là lời giải thích không có yêu quý gì cả! Rõ ràng khiến chúng ta dễ quên đi!

Không cần khảo chứng kỹ càng xem tín ngưỡng thờ Rồng rốt cuộc có phản ánh sự sùng bái đồ đằng trước đây không, cũng không cần nghiên cứu xem trên người con rồng có bao nhiêu điểm đặc biệt, chẳng lẽ tiểu long long uy nghiêm xinh đẹp kia, khi đó uyển chuyển uốn lượn như vậy, khi đó phá không bay đi, khoảnh khắc nào cũng biến ảo lung linh kia, há chưa đủ đả động lòng người sao?

Niên đại càng xa thì rồng càng có vẻ tượng hóa, trong nét phiêu dật có cả sự hung bạo mê người, thể hiện trong cả gấm Xuân Thu, tranh Tây Hán. Trong Trung Đường truyền kỳ [Liễu Nghị Truyện], sự phẫn nộ của Long quân có bao khí thế! --- "Tiếng gầm chấn động, phá trời phá đất, cung điện rung lắc dữ dội, mây sôi khóc bốc. Xích long dài hơn ngàn thước, mắt điện lưỡi máu, vây đỏ bờm lửa, kim tỏa sáng ngời, kéo theo ngọc trụ, thiên lôi vạn đình bao quanh thân mình, tuyết rơi như mưa bạc, bão tuyết mưa đá, nhất thời rơi xuống. Rồi rồng khoan thai sải cánh bay mất lên trời xanh." Đến thời Minh, Thanh, hình tượng rồng đã trở nên tinh xảo hơn rất nhiều nhưng lại mất đi sự hung mãnh vốn có. Hoàng thất thích nhất là dùng hoa văn Ngũ trảo chính long, nghĩa lại có chút khôi hài... Trong "Ngọc Long Tử" có nhắc tới hai con rồng, nguyên tác vốn là đồ cổ thời Thương, kỳ thực loại hình từ thời viễn cổ này cũng không phải tạo hình thành thạo nhất, nhìn ngốc vô cùng --- đặc biệt là cái tên đại ác long, thảm thôi rồi. Ở di chỉ kinh đô Hà Nam An Dương cuối thời Thương, lúc khai quật mộ phụ nữ tế lễ, đủ thấy kỹ năng chế ngọc của thời đó đỉnh cao tới mức nào, đặc biệt là phản ánh sự sùng bái "Trư Long" thời thượng cổ. Vì khi đó nuôi rất nhiều lợn, đại diện cho sức sản xuất ấy mà, thường thường kết hợp lợn với rồng để làm đồ đằng ~

Tác phẩm hiện đại thì miêu tả sinh vật huyền huyễn này tráng lệ nhất, hẳn là Sohryuden của Yoshiki Tanaka. Nhất là khi Hồng long vương của Nam Hải biến thân --- "Chỉ nghe bốn phía đại lâu đã chìm trong biển lửa ngùn ngụt. Từ xa nhìn lại, nhất định sẽ có người nhầm lẫn cho rằng đó là bốn cây đuốc sừng sững giữa bầu trời đêm. Mà con rồng đỏ thẫm kia chiếm cứ trung tâm, được cột lửa hoa lệ vây quanh, soi lên thân mình dài hướng thiên không, quả là cạnh tưởng chưa ai thấy bao giờ" --- Nếu không nhờ Yoshiki Tanaka viết trước, tôi kiểu gì cũng chẳng dám tin viết nên cuốn tiểu thuyết về con rồng "chưa ai thấy bao giờ" này.

Cá sấu và rồng cũng giống nhau, hẳn là đều do mang khí chất của một "thế giới khác"? Một bên là đẹp vô cùng, một bên là xấu vô cùng... Ý tưởng về tiểu cá sấu "Sắt Sắt" của tôi cũng phẩn nhiều phải cảm tạ BBC, cảm tạ DISCOVERY! Cảm tạ cả kênh địa lý quốc gia nữa! Do họ chiếu lên vô số kênh khoa giáo động vật, để tôi có thêm không ít kiến thức, không thể trông mặt mà bắt hình dong với động vật! Cá sấu nhìn qua xấu tới không tưởng kia, thực ra là loại sinh vật có trí tuệ và tình cảm vô cùng tinh tế --- cho dù là loài cá sấu khổng lồ hung hãn nhất sông Nile, cũng đối đãi với bạn lữ vô cùng ôn nhu, giai thoại đẹp đẽ trong đạo đức gia đình đấy --- Đặc sản của Trung Quốc là cá sấu Dương Tử, xem như là giai nhân thanh tú của họ cá sấu. Tiểu thư Sắt Sắt với tư sắc này, cũng có thể coi như là nữ phụ số một trong [Trường An huyễn dạ] nhỉ?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét